HỌC VIỆN THẨM MỸ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

10 Kinh nghiệm mở tiệm Nail thành công với chi phí Nhỏ | Kế Hoạch chi tiết

10 Kinh nghiệm mở tiệm Nail thành công với chi phí Nhỏ | Kế Hoạch chi tiết

Mất 30 giây để đọc

 

 

 

Mở tiệm nail là xu hướng được rất nhiều người lựa chọn vì vốn đầu tư ít và tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, kinh doanh thành công và làm giàu từ nghề nail không đơn giản. Bạn đam mê và mong muốn mở tiệm nail nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu! Bài viết này chính là dành cho bạn.

I. Tại sao người người đua nhau mở tiệm nail?

Nếu bạn yêu thích nghề làm đẹp này và băn khoăn có nên mở tiệm nail không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ.

Nếu bạn đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp tương lai, mở tiệm nail là một quyết định hợp xu thế.

Hơn 10 năm quay trở lại đây, Nail đã tạo nên một cơn sóng trong ngành làm đẹp. Bởi công việc này đem lại thu nhập luôn ở mức khá đến cao.

Thay vì chỉ đi làm thuê hay làm tự do như trước…. Hiện nay, xu hướng mở tiệm làm móng dần trở nên phổ biến.

Mở tiệm nail là một lựa chọn vô cùng hợp xu thế và đem lại thu nhập ổn định
Mở tiệm nail là một lựa chọn vô cùng hợp xu thế và đem lại thu nhập ổn định

Thời gian học nghề ngắn, vốn đầu tư ít giúp bạn sớm tiếp cận với nghề và có thêm nhiều thời gian để hoàn thiện kỹ năng, kinh nghiệm.

Bạn có thể dễ dàng kết hợp làm móng với các hình thức kinh doanh, làm đẹp khác. Ví dụ như mở tiệm gội đầu làm móng hay mở cửa hàng nail và nối mi chẳng hạn.

Lượng khách hàng của dịch vụ này khá đông đảo và dễ tiếp cận. Nếu có tay nghề khéo léo và kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt thì tiệm nail sẽ rất nhanh ổn định và phát triển.

Có thể khẳng định, tỷ lệ thành công khi khởi nghiệp với nghề nail cực kỳ cao.

II. Chi phí mở tiệm nail

Khi quyết định mở tiệm nail, bạn cần dự trù kinh phí thật kỹ càng để không gặp phải tình trạng thiếu hụt hoặc phát sinh quá nhiều.

Để mở một tiệm chăm sóc móng, bạn cần chuẩn bị ít nhất 150- 300 triệu đồng. Đây là những khoản cơ bản:

2.1. Thuê địa điểm kinh doanh

Một tiệm nail kinh doanh hiệu quả chỉ nên dành khoảng 13% tổng số vốn để đầu tư thuê mặt bằng. Giá thuê từ 7-10 triệu/tháng

Tiền thuê mặt bằng không nên quá cao so với tổng chi phí đầu tư
Tiền thuê mặt bằng không nên quá cao so với tổng chi phí đầu tư

Thực tế, các cửa tiệm nail ở mặt đường lớn tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TpHCM sẽ ít khách hàng tiềm năng hơn.

Nếu chỉ mở tiệm nail nhỏ, bạn không nên bỏ quá nhiều chi phí cho những vị trí như vậy.

2.2. Thiết kế biển hiệu

Để cửa tiệm dễ nhận biết và thu hút khách hàng hơn, bạn nên đầu tư thiết kế biển hiệu.

Bạn nên đầu tư biển hiệu nổi bật để khách hàng dễ nhận biết
Bạn nên đầu tư biển hiệu nổi bật để khách hàng dễ nhận biết

Biển hiệu đạt chuẩn phải phù hợp với dịch vụ kinh doanh. Bên cạnh đó phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, ấn tượng và dễ nhớ.

Chi phí này thường trong khoảng 2- 4 triệu đồng.

2.3. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất thiết yếu gồm có: bàn ghế, tủ đồ, tủ quầy. Khoản chi này tùy vào quy mô tiệm nail và khả năng tài chính.

Cơ sở vật chất để mở tiệm nail tại nhà rơi vào khoảng 30- 50 triệu tùy quy mô
Cơ sở vật chất để mở tiệm nail tại nhà rơi vào khoảng 30- 50 triệu tùy quy mô

Để trang bị cho một tiệm nail nhỏ và vừa, bạn cần từ 5- 12 triệu đồng.

2.4. Sơn gel và máy móc trang thiết bị

Khi làm nail chuyên nghiệp, bạn nên đầu tư những bảng màu đẹp, đa dạng màu sắc, hợp xu hướng.

Chi phí cho sơn gel rơi vào khoảng 15- 30 triệu đồng, tùy vào chất lượng sơn và độ “hot” của bảng màu.

Số tiền mua dụng cụ làm móng chủ yếu dành cho các bảng sơn gel
Số tiền mua dụng cụ làm móng chủ yếu dành cho các bảng sơn gel

Máy móc trang thiết bị để làm nail khá “gọn nhẹ”. Chi phí đầu tư cho máy móc thiết bị khoảng 500 nghìn – 3 triệu đồng/máy.

2.5. Thuê nhân viên

Một số vị trí cần phải tuyển dụng là: thợ làm móng, nhân viên thu ngân và nhân viên phụ trách truyền thông. Một tiệm nail nên có từ 2- 3 nhân viên trở lên.

Tiền lương trả cho nhân viên tăng theo doanh thu và thâm niên
Tiền lương trả cho nhân viên tăng theo doanh thu và thâm niên

Số tiền chi trả phụ thuộc vào thỏa thuận giữa chủ tiệm và nhân viên. Thông thường, lương của một thợ nail khoảng 3- 5 triệu đồng.

2.6. Bảng giá, card visit và đồng phục nếu có

Khoản đầu tư này nhỏ nhưng có vai trò khá quan trọng.

  • Bảng giá giúp khách hàng nắm được những dịch vụ và dễ dàng lựa chọn hơn.
  • Name card để khách hàng ghi nhớ Brand và tăng tỉ lệ quay trở lại.
  • Đồng phục tăng tính chuyên nghiệp và sự đồng bộ cho tiệm nail.
Khoản đầu tư cho card visit không đắt nhưng đem lại tính chuyên nghiệp cao
Khoản đầu tư cho card visit không đắt nhưng đem lại tính chuyên nghiệp cao

Chi phí cho 5 hộp card visit chỉ khoảng 500- 800 nghìn đồng và đồng phục là 3- 5 triệu đồng.

III. Kinh nghiệm mở tiệm nail

Quy trình mở tiệm nail khá đơn giản. Dù vậy, bạn vẫn nên ghi nhớ, thực hiện đầy đủ và bài bản những hướng dẫn sau:

3.1. Mở tiệm nail có cần giấy phép kinh doanh?

Khi kinh doanh, bạn bắt buộc phải có giấy phép hợp pháp. Nếu muốn mở tiệm làm móng ở Việt Nam thì việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể là điều bắt buộc.

Giấy phép kinh doanh đảm bảo việc kinh doanh hợp pháp
Giấy phép kinh doanh đảm bảo việc kinh doanh hợp pháp

Thủ tục thực hiện khá đơn giản. Hồ sơ bao gồm: CMND, hợp đồng thuê cửa hàng. Bên cạnh đó là giấy đề nghị cấp phép KD.

3.2. Mở tiệm nail cần những gì?

Kế hoạch kinh doanh bài bản

Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết sẽ giúp quá trình kinh doanh thuận lợi.

Hiện nay, số lượng tiệm nail mở ra rất nhiều, tính cạnh tranh cao. Chính vì vậy, sự định hướng và một lộ trình rõ ràng sẽ đảm bảo khả năng thu hút khách hàng cho cửa tiệm.

Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng và dễ đạt được mục tiêu hơn
Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng và dễ đạt được mục tiêu hơn

Nếu bạn đã có kiến thức và kinh nghiệm thì có thể tự lên kế hoạch kinh doanh hoặc thuê tư vấn viên bên ngoài.

Kinh nghiệm và trình độ tay nghề

Đây là yếu tố bắt buộc phải có khi bạn muốn mở tiệm nail. Để đảm bảo yếu tố này không có cách nào khác ngoài đi học nghề.

Chủ tiệm cũng cần có hiểu biết về nghề để quản lý và tăng chất lượng dịch vụ
Chủ tiệm cũng cần có hiểu biết về nghề để quản lý và tăng chất lượng dịch vụ

Tại các tiệm nail mini hoặc tiệm nail tại nhà, chủ tiệm vẫn sẽ làm việc như một thợ làm móng. Sự hiểu biết về nghề vẫn vô cùng cần thiết nếu muốn đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Cơ sở vật chất và dụng cụ hành nghề

Cơ sở vật chất cần phải có bao gồm bàn ghế ngồi làm nail, ghế ngồi nhân viên, tủ quầy và một số đồ phụ trợ (thảm trải sàn, điều hòa, đèn, tranh trang trí, khăn làm nail,…)

Cơ sở vật chất của tiệm nail quyết định đến 40% sự hài lòng của khách hàng
Cơ sở vật chất của tiệm nail quyết định đến 40% sự hài lòng của khách hàng

Một số dụng cụ hành nghề nail cần phải có: sơn gel (nhiều bảng màu), bộ dụng cụ làm móng, bộ cọ vẽ móng, máy mài và máy hơ móng (đèn LED).

Nhân viên thạo nghề

Tùy mức độ cầu kỳ, một bộ nail tốn khoảng 30 phút – 1 tiếng để làm, thậm chí lâu hơn. Vì vậy, để phục vụ được lượng khách hàng lớn đòi hỏi phải có đủ nhân lực.

Nhân viên thạo nghề sẽ giúp tiết kiệm thời gian đào tạo và tăng chất lượng dịch vụ
Nhân viên thạo nghề sẽ giúp tiết kiệm thời gian đào tạo và tăng chất lượng dịch vụ

Bạn nên thuê những nhân viên đã có kỹ năng và tay nghề để hạn chế những rủi ro không đáng có, đồng thời đảm bảo hiệu quả dịch vụ cho khách hàng.

IV. 8 bước lập kế hoạch kinh doanh để mở tiệm nail

Bước 1: Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu và tính toán tính khả thi của mục tiêu là bước đầu tiên cần làm khi kinh doanh.

Có mục tiêu phấn đấu rõ ràng sẽ nhanh thành công hơn là “tạm bợ” ngày qua ngày
Có mục tiêu phấn đấu rõ ràng sẽ nhanh thành công hơn là “tạm bợ” ngày qua ngày

Giả sử bạn muốn đạt doanh thu là 300 triệu đồng/năm thì đây là những con số bạn cần đảm bảo:

  • 300 triệu đồng/12 tháng tương đương 25 triệu/tháng
  • Giả sử bạn làm 22 ngày mỗi tháng thì mỗi ngày bạn cần kiếm được 1,14 triệu đồng/ngày.
  • Chi phí trung bình cho một dịch vụ làm móng là 150 nghìn đồng, tức là bạn cần khoảng 8 khách hàng mỗi ngày.

Những con số trên hoàn toàn có thể thực hiện được nếu dịch vụ của bạn khác biệt hoàn toàn với các đối thủ trên thị trường

Bước 2: Học nghề

Muốn kinh doanh tiệm nail, bạn cần có hiểu biết về nghề. Hiện nay, những cơ sở dạy nghề làm móng rất nhiều.

Một khóa học nail thường kéo dài từ 2 tháng đến 1 năm, tùy vào cơ sở dạy nghề và khả năng tiếp thu của học viên.

Để có kiến thức về nghề làm móng, bạn cần những khóa học phù hợp và chất lượng
Để có kiến thức về nghề làm móng, bạn cần những khóa học phù hợp và chất lượng

Tại các trung tâm, học viên sẽ được học bài bản. Thời gian ra nghề nhanh và chất lượng được đảm bảo.

Các tiệm tư nhân thì thường dạy theo hình thức vừa học vừa làm, khả năng thành nghề khá “may rủi”.

Bước 3: Nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả hơn.

Nghiên cứu đối thủ và đối tượng khách hàng sẽ tăng hiệu quả kinh doanh gấp 5 lần
Nghiên cứu đối thủ và đối tượng khách hàng sẽ tăng hiệu quả kinh doanh gấp 5 lần

Bạn cần quan tâm đến đối thủ và thị trường khách hàng tiềm năng.

  • Các tiệm nail lân cận đang kinh doanh các dịch vụ gì? Giá cả ra sao? Các ưu thế thu hút khách hàng?
  • Độ tuổi và nhu cầu của nhóm khách hàng tại khu vực mở tiệm và đối tượng khách hàng bạn hướng đến.

Bước 4: Lựa chọn mặt bằng mở tiệm nail

Địa điểm kinh doanh quyết định tới 50% tỉ lệ thành công của tiệm nail. Khu vực sầm uất và có nhiều hoạt động kinh doanh sẽ dễ dàng thu hút được khách hàng hơn.

Địa điểm đông dân cư, đặc biệt là nữ giới có lượng khách hàng tiềm năng cao hơn
Địa điểm đông dân cư, đặc biệt là nữ giới có lượng khách hàng tiềm năng cao hơn

Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu tình hình dân cư xung quanh. Nên lưu ý những khu vực tập trung giới trẻ, sinh viên hoặc nữ giới sẽ có lượng khách hàng làm móng đông đảo hơn.

Bước 5: Set up cơ sở vật chất

Kinh doanh về lĩnh vực làm đẹp đòi hỏi bạn phải chỉn chu ngay từ việc bố trí không gian. Sự thoải mái của khách hàng chính là thước đo chất lượng dịch vụ.

Nên tạo phong cách riêng cho tiệm nail nhưng vẫn đảm bảo sự chuyên nghiệp và đồng bộ
Nên tạo phong cách riêng cho tiệm nail nhưng vẫn đảm bảo sự chuyên nghiệp và đồng bộ

Bạn nên định hình phong cách cho cửa tiệm và lựa chọn nội thất có tông màu, thiết kế phù hợp.

Bước 6: Tuyển nhân viên và tiến hành đào tạo

Khi mới bắt đầu mở tiệm, mọi người thường tuyển những thợ nail có tay nghề và kinh nghiệm.

Tuy nhiên, mỗi cửa tiệm sẽ có những dịch vụ cơ bản và nổi bật khác nhau. Bạn vẫn nên dành thời gian để đào tạo thêm để đảm bảo sự đồng bộ về trình độ của nhân viên.

Nên liên tục đào tạo để đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Nên liên tục đào tạo để đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Bên cạnh chuyên môn thì đào tạo về chăm sóc khách hàng cũng vô cùng cần thiết.

Bước 7: Đăng ký kinh doanh

Như đã nói trong mục 3.1, mở tiệm nail được xếp vào hình hình kinh doanh cá thể.

Hãy hoàn tất thủ tục giấy phép kinh doanh trước khi mở tiệm
Hãy hoàn tất thủ tục giấy phép kinh doanh trước khi mở tiệm

Bạn cần hoàn tất thủ tục bao gồm giấy phép và đăng ký thuế trước khi khai trương để đảm bảo kinh doanh hợp pháp.

Bước 8: Marketing, quảng bá tiệm nail

Khi kinh doanh, bạn bắt buộc phải có kiến thức về marketing để thu hút khách hàng.

Nếu muốn có nhiều khách hàng hơn, bạn nên đầu tư cho marketing chuyên nghiệp
Nếu muốn có nhiều khách hàng hơn, bạn nên đầu tư cho marketing chuyên nghiệp

Một số hình thức đơn giản nhất như: đưa ra chương trình khuyến mãi, phát tờ rơi,… Bên cạnh đó, việc quảng bá trên mạng xã hội góp phần rất lớn vào việc lôi kéo khách hàng.

Tin vui cho những ai đang muốn mở tiệm nail nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu: Học viện Thẩm mỹ Quốc tế SCI sắp khai giảng Khóa học Nail chuyên nghiệp.

Để có kiến thức về nghề làm móng, bạn cần những khóa học phù hợp và chất lượng
Học nail chuyên nghiệp cùng giảng viên quốc tế tại Học viện SCI

Tại đây, bạn sẽ được đảm bảo đào tạo và hỗ trợ từ A đến Z để có thể mở tiệm thành công.

  • Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Nội dung liên tục cập nhật những xu hướng làm nail mới nhất.
  • Đội ngũ giảng viên có trên 20 năm kinh nghiệm làm nghề và đào tạo; từng tu nghiệp tại Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan,…
  • Cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị chuyên nghiệp đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất.
  • Nếu mở tiệm, Học viện sẽ tư vấn set up, kế hoạch kinh doanh và bí quyết để marketing đột phá.
Ngàn ưu đãi đang chờ đón bạn
Nhanh tay lên nào!

Vậy là chỉ với một khóa học, bạn đã giải quyết được hơn một nửa quy trình mở tiệm nail. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì về khóa học, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp hoặc liên hệ HOTLINE 096 9000 208 để nhân viên tư vấn hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất


Chia sẻ ngay :

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

nail-b0-sua-hong
Top 99+ mẫu nail bò sữa đẹp, trẻ trung và ấn tượng
Thời gian gần đây, nail móng bò sữa đang được các chị em yêu thích bởi hoạ tiết hoa văn tưởng chừng lạ...
cac-noi-dung-cua-khoa-hoc-nail-online
Khóa học nail online có hiệu quả và ra nghề được?
Hiện nay, học nail đang là một trong những nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Do đó, có rất nhiều trung...
dieu-kien-de-nguoi-viet-lam-nail-o-canada
Tìm hiểu làm nail ở Canada. Bật mí cách làm nghề "đắt khách"?
Làm Nail ở Canada trung bình một người thợ làm ở Canada có thể kiếm từ 1000 đến 10000 USD nếu lượng khách...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x