HỌC VIỆN THẨM MỸ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

Từ A – Z về Nhíp nối mi mà Dân Trong Nghề PHẢI BIẾT

Từ A – Z về Nhíp nối mi mà Dân Trong Nghề PHẢI BIẾT

Mất 30 giây để đọc

Khi mới bước chân vào nghề, các kỹ thuật viên sẽ bị “choáng ngợp” khi có quá nhiều sản phẩm nhíp nối mi. Việc không phân biệt được các loại nhíp hay chọn sai loại nhíp sẽ dẫn đến kết quả nối mi không tốt. Bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật đầy đủ thông tin về “bạn đồng hành” của mình!

I. 4 loại nhíp “trợ thủ đắc lực” của các thợ nối mi

Nhíp nối mi được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: hình dáng đầu nhíp, công dụng của nhíp hay thậm chí theo tên gọi của kiểu nối mi. Việc này là nguyên nhân khiến nhiều học viên mới vào nghề cảm thấy “choáng” khi học về công cụ nối mi.

Để tối ưu hơn trong cách nhận diện, nhíp nối mi nên phân theo nhóm, khu biệt về công dụng của nhíp trong quá trình nối mi. Cụ thể:

1. Nhóm nhíp nối mi

Dựa vào phương pháp nối mi, nhíp cũng được chia ra thành các loại nhằm hỗ trợ kỹ thuật viên thực hiện thao tác nối tốt nhất.

Các kỹ thuật nối mi hiện nay tương đối phát triển, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, có 2 phương pháp chính được yêu thích nhất hiện nay chính là:

Nhíp nối cho phương pháp Classic:

Đặc trưng của nối mi Classic là sự tự nhiên vì mi giả được gắn lên các sợi mi thật của khách hàng. Vì vậy, kỹ thuật viên sẽ nối 1 – 1 (one by one) nên nhíp lựa chọn cần có đầu nhọn.

Mũi nhọn của nhíp giúp việc gắp, tách sợi chính xác hơn so với các đầu mũi nhíp khác. Đặc biệt, kỹ thuật viên khi chọn dụng cụ cũng cần chú ý đến lực cầm, nhíp phải có trọng lượng phù hợp.

Kỹ thuật nối Classic hướng đến vẻ tự nhiên theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản nên mi nối thẳng hoặc cong tùy theo lựa chọn của khách. Do đó, bạn cũng có thể đầu tư nhíp đầu cong hoặc thẳng để linh động khi nối.

Nhíp nối cho phương pháp Volume:

Do đặc điểm trên nên nhíp nối mi của kiểu Volume đòi hỏi tính chuyên dụng cao. Theo đó, kỹ thuật viên nên chọn kiểu nhíp đầu chữ L, mũi cong và má nhíp khít. Loại nhíp này mới giúp gắp được 3 – 5 sợi mi giả cùng lúc, đảm bảo không rơi mi, dính mi…

Đặc biệt, với kiểu nhíp chuyên biệt này, các học viên cũng cần dựa vào trình độ của mình để lựa chọn:

  • Học viên lành nghề:

Nhíp cho học viên lành nghề có thể mua loại có độ nhám cao phía trong má nhíp. Sản phẩm này hỗ trợ lực cổ tay của học viên, giúp tăng độ ma sát giữa nhíp và mi.

  • Học viên mới vào nghề:

Nhíp cho học viên mới vào nghề nên là loại có độ nhám trong má nhíp thấp. Học viên chưa kiểm soát tốt lực cổ tay nên nếu sử dụng nhíp có độ nhám trong má cao sẽ gây hỏng đầu nhíp.

2. Nhóm nhíp tách mi

Trong quá trình nối, kỹ thuật viên sẽ phải tách mi, dàn đều mi, tránh dính các sợi vào với nhau gây nặng mắt, mi dày cộm. Thực tế, tách mi không đòi hỏi kiểu dáng cụ thể nên tùy vào trình độ kỹ thuật viên để lựa chọn loại nhíp phù hợp như sau:

  • Nhíp tách thẳng:

Dòng nhíp này phù hợp với thợ lành nghề, kiểm soát lực cổ tay tốt. Đầu mũi nhíp thẳng đi đúng vào sợi mi cần tách giúp KTV tách sợi dễ dàng

  • Nhíp tách cong:

Nhíp tách cong sẽ phù hợp với những KTV mới vào nghề. Đầu cong của sản phẩm sẽ giúp giảm bớt áp lực cổ tay, giúp người run tay cũng có thể tách mí thành công.

Nhíp tách mi thẳng
Nhíp tách mi thẳng
Nhíp tách mi cong
Nhíp tách mi cong

3. Nhíp tháo mi

Công đoạn tháo mi cũng có thể xuất hiện trong quá trình nối, thích hợp với khách hàng đã nối mi nhưng nối hỏng, muốn “sửa chữa” hoặc xử lý sai sót khi nối.

Nhíp tháo mi không yêu cầu quá cao và cụ thể và đầu mũi nhíp. Kỹ thuật viên có thể tùy chọn loại đầu nhíp phù hợp với kỹ năng của bản thân.

🌟🌟🌟 CHIA SẺ: Kinh nghiệm tháo mi nối nhanh nhất tại nhà

II. Bí quyết chọn nhíp tốt, bền, phù hợp

Các loại nhíp nối mi đa dạng về kiểu dáng, chất lượng nên việc chọn nhíp tốt cũng khiến các kỹ thuật viên gặp nhiều khó khăn. Để tìm được người bạn đồng hành lý tưởng này, bạn cần quan tâm tới các yếu tố dưới đây:

1. Chọn nhíp phù hợp với kiểu nối mi

Mỗi kiểu nối mi có những đặc trưng riêng, do đó, việc sở hữu một cây nhíp riêng cho kiểu nối là điều cần thiết.

Vì vậy, trước khi mua nhíp, bạn cần xác định xem nhu cầu sử dụng của mình là gì. Nhíp sẽ được sản xuất dựa trên đặc tính của kiểu nối mi nhằm hỗ trợ kỹ thuật viên thực hiện nhanh, chuẩn xác cho công việc của mình.

2. Thông số thiết kế chi tiết, rõ ràng

Các nhà sản xuất uy tín khi tạo nên một cây nhíp sẽ đưa ra các thông số thiết kế, thông số kỹ thuật chi tiết. Phần thông tin này bạn có thể tìm trên bao bì của sản phẩm.

Bạn có thể tra mã sản phẩm để tìm thông số trên Google
Bạn có thể tra mã sản phẩm để tìm thông số trên Google

Các con số này được tính toán để thợ nối dễ dàng tạo fan mi, gắp mi… Vì vậy, sản phẩm cần có thông tin rõ ràng làm cơ sở để kỹ thuật viên quyết định chọn mua hay không chọn mua.

3. Trọng lượng nhíp nhẹ

Thực tế, gần như suốt quá trình nối mi thợ đều cầm nhíp trên tay. Do đó, nếu chọn nhíp nối có trọng lượng nặng sẽ dễ bị mỏi, nhức tay. Thậm chí, nếu buổi nối mi kéo dài, tình trạng mỏi nhức còn có thể chuyển sang run tay, tê tay.

Một cây nhíp nhẹ sẽ giúp KTV dễ dàng thực hiện các thao tác như tạo fan, tách mi, tháo mi… Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý chọn trọng lượng nhíp ở mức độ vừa phải, khoảng 20g để tạo cảm giác đằm tay nhưng không gây mỏi nhức.

4. Chất liệu bền

Chất liệu mà một trong những yếu tố quyết định độ bền của cây nhíp. Nếu được làm từ inox thì nhíp có độ bền hơn.

Những chất liệu trên thường ít bị phản ứng với các hóa chất như keo, chất tẩy rửa, vệ sinh… Do đó, nhíp không bị biến đổi, oxi hóa, ăn mòn… sau một thời gian sử dụng.

Do vậy, một cây nhíp có chất liệu tốt, bền sẽ giúp các kỹ thuật viên, các cơ sở thẩm mỹ không mất nhiều chi phí trong việc làm mới lại dụng cụ.

5. Thử trước khi mua

Mặc dù, có chung mục đích sử dụng nhưng nhíp sản xuất từ các hãng khác nhau, các lô hàng khác nhau cũng đem đến trải nghiệm cầm khác nhau.

Các kỹ thuật viên khi mua nhíp cần xác định được loại nhíp mình đang sử dụng và nên yêu cầu người bán cho phép dùng thử

Việc thử trước khi mua sẽ giúp bạn cảm nhận, lựa chọn được sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với mình. Đồng thời, “thuận mua vừa bán” vẫn tốt hơn “tiền mất tật mang”.

💠💠💠 NÊN XEM: 5 tiêu chí giúp bạn xác định địa chỉ nối mi Đẹp, Uy tín, Chất lượng

III. Hướng dẫn sử dụng nhíp nối mi “chuẩn” từ Học viện Thẩm mỹ SCI

Biết cách sử dụng nhíp nối mi mới có thể tự thực hiện buổi làm đẹp cho khách hàng. Do đó, mỗi học viên phải chuyên cần luyện tập và nên chọn các trung tâm đào tạo nối mi uy tín để học hỏi.

Sử dụng nhíp tốt nhất là đặt nó trong quy trình nối mi thông thường. Đối với module bài giảng tại HV Thẩm mỹ SCI, học viên sẽ học thao tác, sau đó được thực hành với mẫu thật để kiểm chứng.

Chúng tôi sẽ đưa ra hướng dẫn sử dụng nhíp “chuẩn” nhất khi nối mi để các học viên tham khảo:

  • Bước 1: Vệ sinh vùng mi thực hiện nối bằng nước tẩy trang (nếu khách hàng make up) và nước muối sinh lý.
  • Bước 2: Kỹ thuật viên quan sát tình trạng mi mắt và đưa ra tư vấn về kiểu mi phù hợp. Sau đó, tiến hành chọn phương pháp nối để đem đến kết quả nối mi như ý.
  • Bước 3: Dùng băng dính chuyên dụng cố định mi dưới nhằm hỗ trợ nối mi thuận tiện khi khách hàng chớp mắt, nheo mắt. Kỹ thuật viên sẽ chuốt mi của khách hàng để các sợi mi tơi, không dính với nhau.
  • Bước 4: Gắn mi giả bằng cách sử dụng nhíp gắp mi giả dính keo và thực hiện nối với mi thật. Ở giai đoạn này đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề tốt để ước lượng lượng keo phù hợp, thao tác nối không làm dính, gãy mi…

IV. Bảo quản nhíp nối mi đúng cách để sử dụng lâu dài

Nhíp nối mi có thể tái sử dụng nhiều lần nên kỹ thuật viên cần có cách bảo quản phù hợp để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Việc này không chỉ khiến thời gian sử dụng nhíp tăng lên mà còn giúp kỹ thuật viên, chủ thẩm mỹ viện tiết kiệm được chi phí nhập mới dụng cụ.

Hãy cùng tham khảo một số cách bảo quản nhíp nối mà Học viện SCI tổng hợp sau đây:

  • Sử dụng nhíp đúng mục đích:

Nhíp nối lông mi mỏng không thể sử dụng để nối mi dày. Do cường độ lực khi sử dụng nhíp nối mi mỏng nhỏ hơn nên khi nối mi dày sẽ gặp khó khăn về độ lỏng, độ bung mở của nhíp.

  • Hạn chế để đầu nhíp dính keo:

Keo nối mi khi dính vào đầu nhíp sẽ khiến nhíp bị rít, thậm chí đông cứng gây cản trở quá trình gắp mi, gắn mi. Nếu bị dính keo, cần sử dụng dung dịch vệ sinh để xử lý sạch trước khi thực hiện thao tác nối.

  • Không để nhíp tác động lên vật cứng:

Các loại nhíp nối mi đều được mài, tạo hình đầu nhíp cẩn thận. Do đó, đầu nhíp nối tương đối “nhạy cảm”, rất dễ bị xước, méo mó… khi tác động với vật cứng. Bạn nên chú ý bảo quản đầu nhíp ở nơi bằng phẳng.

Nếu hiểu rõ và phối hợp thành thạo với “đồng nghiệp” nhíp nối mi của mình, bạn sẽ thực hành tốt hơn. Hãy chủ động tìm hiểu sản phẩm, thường xuyên luyện tập để tự tin tạo nên những bộ mi hoàn hảo cho khách hàng!


Chia sẻ ngay :

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

3-Xam-mi-mat-phu-hop-voi-nhung-nguoi-co-doi-mat-hi-nho-hoac-loi
KẾT CẤU MẮT NAM - TẠO VẺ NGOÀI MẠNH MẼ VÀ HẤP DẪN
Vậy xăm mí mắt nam là gì? Hãy cùng SCI Beauty cung cấp cho bạn những thông tin về mí mắt nam –...
feature-uon-mi-co-rung-mi-that-khong (1)
Thắc mắc: uốn mi có bị rụng mi thật? Có an toàn cho mắt không
Uốn mi là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em áp dụng với mong muốn sở hữu một hàng mi cong vút, một...
3-huong-dan-cac-buoc-tu-hoc-noi-mi-tai-nha
Có nên tự học nối mi tại nhà? Hướng dẫn các bước thực hiện
Bạn muốn tự học nối mi tại nhà nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn đang tự đặt câu hỏi liệu việc học...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x