HỌC VIỆN THẨM MỸ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

Các bước chăm sóc da cơ bản tại nhà và các bước chăm sóc da cơ bản tại spa khác nhau như thế nào?

Các bước chăm sóc da cơ bản tại nhà và các bước chăm sóc da cơ bản tại spa khác nhau như thế nào?

Mất 30 giây để đọc

 

 

 

Các bước chăm sóc da cơ bản tại nhà và các bước chăm sóc da tại spa có khác nhau nhiều không? Làm thế nào để da luôn khoẻ đẹp luôn là mối quan tâm hàng đầu của phái đẹp. Nhiều chị em thích tự chăm sóc tại nhà, số khác lại có xu hướng tìm đến các spa làm đẹp. Hãy cùng tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai phương thức làm đẹp này ngay trong bài viết dưới đây.

14 bước chăm sóc da cơ bản tại nhà từ sáng đến tối

Các bước chăm sóc da cơ bản với những bạn gái lần đầu tiên tập chăm sóc da thì chắc hẳn sẽ có nhiều lúng túng khi xây dựng chu trình chăm sóc da. Không biết nên thực hiện bước nào trước, sử dụng sản phẩm nào sau. Dưới đây sẽ là 14 bước chăm sóc da cơ bản tại nhà từ sáng đến tối mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Rửa mặt buổi sáng

Rửa mặt vào buổi sáng sẽ giúp da được làm sạch khỏi dầu thừa tiết ra suốt cả đêm. Cũng như các bụi bẩn từ gối cùng chăn nệm. Khi rửa mặt vào buổi sáng, bạn nên chú ý rửa mặt với nước ẩm và lựa chọn các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng. Ngoài ra, đừng quên rửa tay thật sạch trước khi rửa mặt nhé.

Rửa mặt buổi sáng giúp làm sạch da khỏi bụi bẩn từ gối và chăn nệm
Rửa mặt buổi sáng giúp làm sạch da khỏi bụi bẩn từ gối và chăn nệm

Bước 2: Toner buổi sáng

Sử dụng toner sau bước rửa mặt sẽ giúp làn da cân bằng được độ pH. Làm mềm da để có thể sẵn sàng cho các bước da sau đó. Bạn có thể vỗ nhẹ toner trực tiếp lên mặt bằng tay để tăng hiệu quả cấp ẩm. Vào buổi sáng, bạn nên chọn các loại toner có chức năng cơ bản. Những sản phẩm có hoạt chất trị mụn nên sử dụng vào buổi tối sẽ hiệu quả hơn.

Toner cũng là bước rất cần thiết khi chăm sóc da mặt mỗi sáng
Toner cũng là bước rất cần thiết khi chăm sóc da mặt mỗi sáng

Xem thêm 7 điều cần biết khi đăng ký khoá học chăm sóc da online

Bước 3: Kem dưỡng

Đợi cho toner thấm hết thì chúng ta sẽ chuyển sang bước kem dưỡng. Kem dưỡng sẽ giúp da bạn luôn mềm mịn cả ngày dài cũng như hạn chế tiết dầu. Nhờ vậy mà lớp trang điểm cũng đẹp hơn, không bị tình trạng mốc hay chảy.

Hãy chọn các sản phẩm có kết cấu mỏng, nhẹ và có hiệu quả cấp ẩm vừa đủ. Tránh các loại kem dưỡng quá dày khiến da vừa lâu thấm hết mà lại còn gây bí da.

Lựa chọn kem dưỡng mỏng nhẹ, cấp ẩm vừa phải vào buổi sáng
Lựa chọn kem dưỡng mỏng nhẹ, cấp ẩm vừa phải vào buổi sáng

Bước 4: Kem chống nắng

Hãy kết thúc chu trình dưỡng da buổi sáng bằng cách bôi kem chống nắng nhé. Bạn có thể chọn một loại kem chống nắng mà mình yêu thích. Nhưng nó cần phải có SPF tối thiểu là 30 với PA+++. Và nhớ bôi kem chống trước khi ra khỏi nhà 20 – 30 phút. Thoa lại 2 – 3 tiếng nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc 4 tiếng nếu ở trong văn phòng nhé.

Đừng quên bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà từ 20 – 30 phút nhé
Đừng quên bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà từ 20 – 30 phút nhé

Bước 5: Tẩy trang

Ai cũng cần phải tẩy trang, dù là có trang điểm hay chỉ bôi kem chống nắng. Vì trong suốt cả ngày dài, chúng ta sẽ tiếp xúc với không ít khói bụi từ ngoài đường. Cũng như vi khuẩn từ tay hay các dụng cụ, thiết bị điện tử.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng tẩy trang khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là nước tẩy trang, dầu tẩy trang cùng sáp tẩy trang. Tẩy trang dạng nước sẽ dành cho các bạn ít trang điểm, chỉ thoa kem chống nắng. Còn với các bạn trang điểm thì nên dùng dầu hoặc sáp tẩy trang để đảm bảo làn da được làm sạch sâu.

Nếu trang điểm hãy dùng dầu tẩy trang để loại bỏ được các bụi bẩn, lớp make up một cách hiệu quả nhất
Nếu trang điểm hãy dùng dầu tẩy trang để loại bỏ được các bụi bẩn, lớp make up một cách hiệu quả nhất

Bước 6: Rửa mặt

Sau khi tẩy trang, chúng ta sẽ làm sạch mặt một lần nữa bằng sữa rửa mặt. Sữa rửa mặt giúp loại bỏ những bụi bẩn, bã nhờn vẫn còn sót lại bên trong lỗ chân lông. Từ đó đảm bảo làn da được thông thoáng và sẵn sàng cho các bước dưỡng da tiếp theo.

Sữa rửa mặt dành cho buổi tối cần có khả năng làm sạch tốt. Ngoài ra, nó còn phải đáp ứng được một số yêu cầu như:

  • Độ pH tiêu chuẩn dành cho sữa rửa mặt là 5.5 – 6.5.
  • Không có chất hoạt động bề mặt như SLS hay SLES. Bởi chúng có thể sẽ khiến làn da mất đi độ ẩm, làm cho lớp màng lipid của da bị tổn thương. Từ đó khiến da càng trở nên mẫn cảm hơn, bong tróc hoặc nổi mụn.
  • Với da nhạy cảm, sữa rửa mặt không nên chứa cồn hay hương liệu.
    Sau khi tẩy trang cần làm sạch da bằng sữa rửa mặt một lần nữa
    Sau khi tẩy trang cần làm sạch da bằng sữa rửa mặt một lần nữa

Bước 7: Tẩy da chết/ Mặt nạ

Tẩy da chết hay mặt nạ là một trong các bước chăm sóc da mặt mà bạn nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ tuần. Bước này sẽ giúp làm sạch sâu làn da từ tận sâu lỗ chân lông cũng như thải độc cho làn da. Nhờ vậy mà làn da trở nên sáng hơn, hạn chế nổi mụn.

Với tẩy da chết, các dạng tẩy da chết dạng gel thường được khuyên dùng hơn so với dạng hạt. Bởi dạng hạt có thể gây xước và làm tổn thương da.

Với mặt nạ, tuỳ nhu cầu là cấp ẩm hay làm sạch mà các bạn sẽ chọn loại mặt nạ tương ứng. Không đắp quá 10 phút với mặt nạ đất sét và 20 phút với mặt nạ cấp ẩm. Các bạn cũng có thể đắp các loại mặt nạ khác nhau theo từng vùng da riêng biệt (multi mask) tuỳ theo tình trạng da của vùng đó.

Đắp mặt nạ, tẩy da chết 1 – 2 lần/tuần giúp da được sạch sâu
Đắp mặt nạ, tẩy da chết 1 – 2 lần/tuần giúp da được sạch sâu

Xem thêm Các bước chăm sóc da cơ bản tại nhà và các bước chăm sóc da cơ bản tại spa khác nhau như thế nào?

Bước 8: Toner buổi tối 

Nếu như buổi sáng bạn chỉ sử dụng Công dụng nổi bật của toner là cân bằng độ pH, làm sạch da nhẹ nhàng và làm mềm da. Toner là một bước đệm giữa việc làm sạch và bổ sung dưỡng chất cho da.

Hiện nay, ngoài những công dụng kể trên, toner cũng được bổ sung thêm nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ việc trị mụn hoặc sáng da một cách nhẹ nhàng.

Để nâng cao hiệu quả làm sạch, bạn hãy thấm toner lên bông cotton rồi lau lên mặt. Còn muốn nâng cao khả năng cấp ẩm thì có thể đổ toner ra tay rồi vỗ lên mặt. Hoặc sử dụng toner như lotion mask đắp trong khoảng 3 – 5 phút cũng rất hiệu quả.

Lau toner với bông cotton giúp làm sạch da nhẹ nhàng thêm một lần nữa
Lau toner với bông cotton giúp làm sạch da nhẹ nhàng thêm một lần nữa

Bước 9: Trị mụn (nếu có)

Bạn nên sử dụng các sản phẩm trị mụn ngay sau khi dùng toner. Tuỳ vào loại mụn sẽ có các sản phẩm đặc trị riêng biệt. Một số hoạt chất trị mụn phổ biến có thể kể tới như:

  • Benzoyl Peroxide: mụn bọc, mụn viêm sưng
  • Salicylic Acid (BHA): mụn sưng viêm, mụn đầu đen, mụn đầu trắng
  • Glycolic Acid (AHA): mụn đầu trắng, mụn cám
  • Azelaic Acid: mụn trứng cá từ mức độ nhẹ tới trung bình
  • Retinol: mụn trứng cá, mụn bọc, mụn ẩn và các vấn đề lão hoá da
  • Sulfur (lưu huỳnh): mụn đỏ sưng, mụn mủ, mụn viêm có nhân
  • Tea Tree Oil (tinh dầu tràm trà): mụn mủ, mụn viêm có nhân.

Với các sản phẩm trị mụn phụ thuộc vào độ pH như AHA, BHA, cần lưu ý sử dụng theo thứ tự từ pH thấp tới pH cao.

Tuỳ vào loại mụn sẽ có các sản phẩm trị mụn chuyên biệt
Tuỳ vào loại mụn sẽ có các sản phẩm trị mụn chuyên biệt

Bước 10: Serum đặc trị

Serum có khả năng thẩm thấu sâu vào bên trong da nên có tác dụng sửa chữa và cải thiện các vấn đề của da. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và tình trạng da mà các bạn sẽ lựa chọn loại serum phù hợp nhé. Bạn có thể sử dụng nhiều serum ở bước này theo thứ tự lỏng trước đặc sau, pH thấp rồi tới pH cao.

Khi thoa serum, bạn nên nhỏ 1, 2 giọt ra lòng bàn tay trước, massage đều rồi ấn nhẹ lên da và vỗ nhẹ. Độ ấm từ bàn tay sẽ giúp các dưỡng chất trong serum đi sâu bên trong da hơn. Từ đó, gia tăng hiệu quả của serum với làn da.

Nên cho serum lên tay trước khi thoa lên mặt
Nên cho serum lên tay trước khi thoa lên mặt

Bước 11: Đắp mặt nạ giấy

Mặt nạ giấy trong những năm gần đây được chị em vô cùng ưa chuộng, nhất là khi vào đông. Khả năng cấp ẩm, cấp nước của nó có thể thấy rõ rệt chỉ sau 20 – 30 phút đắp. Tuy nhiên, chị em không nên vì thế mà đắp lâu hơn bởi nó có thể gây ra hiện tượng hút ẩm ngược.

Đồng thời, một gói mặt nạ giấy thường chứa từ 25 – 30ml dưỡng chất. Do đó, nếu không dùng hết, chị em có thể tận dụng bôi lên cổ, tay hoặc chân để dưỡng ẩm cũng rất tốt.

Với thời tiết và khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, chị em cũng không nên lạm dụng đắp mặt nạ giấy quá nhiều lần. Bởi nó có thể gây bí, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn. Tốt nhất là 1 – 2 lần/ tuần với da dầu, vào mùa hè hoặc 2 – 3 lần/ tuần nếu da khô hoặc thời tiết hanh khô.

Chỉ nên đắp mặt nạ giấy 1 – 2 lần/tuần, 20 – 30 phút mỗi lần
Chỉ nên đắp mặt nạ giấy 1 – 2 lần/tuần, 20 – 30 phút mỗi lần

Bước 12: Kem mắt

Vùng da quanh mắt là một trong những bộ phận nhanh lão hoá nhất, đặc biệt là sau 25 tuổi. Chính vì vậy mà chị em nên bổ sung thêm bước kem mắt vào chu trình chăm sóc da của mình. Tuỳ vào tình trạng da mắt bị thâm hay có nếp nhăn mà sẽ có các sản phẩm kem mắt chuyên biệt.

Vì là vùng da khá nhạy cảm nên khi khoa kem mắt, bạn nên sử dụng ngón út và ngón áp út. Bởi đây là hai ngón tay có lực nhẹ nhất tránh cho việc ấn quá mạnh tạo thêm nếp nhăn cho mắt. Lượng kem mắt phù hợp là khoảng 1 hạt đậu và bôi cách mí mắt 1cm. Khi thoa cần massage theo chiều ngược kim đồng hồ để máu lưu thông tốt hơn.

Kem mắt giúp làm mờ quầng thâm và giảm nếp nhăn tại vùng da mắt
Kem mắt giúp làm mờ quầng thâm và giảm nếp nhăn tại vùng da mắt

Kem mắt giúp làm mờ quầng thâm và giảm nếp nhăn tại vùng da mắt

Bước 13: Dưỡng da

Công dụng chính của kem dưỡng da chủ yếu là cấp ẩm và khoá ẩm. Bạn có thể bỏ qua serum nhưng không thể bỏ qua bước kem dưỡng. Bởi dù có dùng serum đắt tiền đến mấy mà không có kem dưỡng khoá ẩm sau cùng thì chúng cũng bay hơi đi mất. Vào mùa hanh khô, để tăng hiệu quả cấp ẩm, bạn có thể mix kem dưỡng với 1 – 2 giọt dầu dưỡng. Và bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt ngay sáng hôm sau thức dậy.

Tuỳ thuộc vào loại da mà kem dưỡng có thể có dạng gel, dạng sữa lỏng hoặc dạng kem đặc. Với da dầu, da hỗn hợp, dưỡng ẩm đầy đủ sẽ giúp da điều tiết được lượng dầu, hạn chế nổi mụn. Còn với da thường, da khô, kem dưỡng như một tấm màng bảo vệ làn da khỏi sự mất nước, thiếu ẩm. Hạn chế tình trạng đỏ da, nứt nẻ, bong tróc.

Dưỡng da là bước chăm sóc da vô cùng cơ bản
Dưỡng da là bước chăm sóc da vô cùng cơ bản

Bước 14: Mặt nạ ngủ

Mặt nạ ngủ chỉ nên sử dụng 1 – 2 lần/ tuần. Không giống như các loại mặt nạ khác, mặt nạ ngủ có thể để qua đêm. Sở dĩ gọi là mặt nạ ngủ vì nó chỉ lưu lại trên bề mặt da và có thể rửa đi bằng nước.

Tác dụng nổi bật nhất của mặt nạ ngủ là cấp nước, dưỡng ẩm từ bên trong. Đồng thời, nó giúp lưu giữ và hấp thu tốt hơn các dưỡng chất từ các bước dưỡng da trước đó.

Khi thoa mặt nạ ngủ, bạn nên lưu ý rằng nên để mặt nạ ngủ thấm hết rồi mới đi ngủ nhé. Nếu không chúng sẽ dính lên gối, ga giường vừa mất vệ sinh, vừa không đem lại hiệu quả lên da.

Sử dụng mặt nạ ngủ giúp da luôn mềm mịn suốt đêm dài
Sử dụng mặt nạ ngủ giúp da luôn mềm mịn suốt đêm dài

10 bước chăm sóc da cơ bản tại spa

Nhìn chung, các bước chăm sóc da cơ bản tại spa cũng có một số điểm tương đồng so với chăm sóc da tại nhà. Tuy nhiên, spa thường có các loại máy chuyên dụng và sản phẩm cao cấp. Thêm vào đó là đội ngũ chuyên viên được đào tạo bài bản về tay nghề. Do đó, làn da sẽ được chăm sóc chuyên sâu và hiệu quả hơn.

Tuỳ vào mỗi spa sẽ có gói chăm sóc da cơ bản với công thức riêng nhưng vẫn sẽ có những bước cốt lõi như:

Bước 1: Kiểm tra loại da và tình trạng da bằng máy soi da

Nếu là lần đầu tiên tới spa để chăm sóc da, bạn sẽ được các chuyên viên hướng dẫn soi da. Soi da sẽ giúp phân tích được loại da và các vấn đề da đang gặp phải. Đây là cơ sở để các chuyên viên tư vấn cho bạn sử dụng gói chăm sóc da phù hợp.

Soi da giúp đánh giá tình trạng da mặt là một trong các bước chăm sóc da cơ bản chỉ có ở spa
Soi da giúp đánh giá tình trạng da mặt là một trong các bước chăm sóc da cơ bản chỉ có ở spa

Bước 2: Tẩy trang

Sau khi được tư vấn và lựa chọn gói chăm sóc da phù hợp, bạn sẽ được nhân viên tẩy trang. Thông thường, họ sẽ thấm bông cotton với nước tẩy trang rồi đặt lần lượt lên hai mắt cùng môi. Để khoảng 5 giây rồi từ từ lau nhẹ vùng môi, mắt rồi tới toàn mặt.

Tẩy trang là bước đầu tiên khi bắt đầu các bước chăm sóc da cơ bản tại spa
Tẩy trang là bước đầu tiên khi bắt đầu các bước chăm sóc da cơ bản tại spa

Bước 3: Rửa mặt

Tuỳ vào loại da mà chuyên viên spa sẽ lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp cho bạn. Bạn sẽ không phải quá lo lắng rằng sữa rửa mặt tại spa có thể gây khô da hay căng rát. Vì hầu hết các sản phẩm được sử dụng đều thuộc các thương hiệu dược hoặc mỹ phẩm uy tín. Hoặc có thành phần lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên vô cùng nhẹ dịu.

Đồng thời, khác với ở nhà, bạn chỉ sử dụng tay để rửa mặt. Thì tại spa, chuyên viên sẽ sử dụng miếng mút rửa mặt kèm theo giúp nâng cao hiệu quả làm sạch.

Làm sạch mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ
Làm sạch mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ

Bước 4: Tẩy da chết cơ học

Sản phẩm tẩy da chết được sử dụng có thể là dạng hạt hoặc dạng gel. Chuyên viên sẽ thoa tẩy da chết lên mặt rồi massage đều bằng đầu ngón tay với chuyển động tròn. Điều này sẽ giúp cho bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết trên da được rửa sạch.

Nếu trước đó, bạn đã tẩy da chết cơ học rồi thì hãy nói với chuyên viên bỏ qua bước này nhé. Vì tẩy da chết nhiều quá hoàn toàn không tốt chút nào.

Tẩy da chết tại spa thường đem lại hiệu quả cao hơn tại nhà
Tẩy da chết tại spa thường đem lại hiệu quả cao hơn tại nhà

Bước 5: Xông hơi mặt

Đây là bước thực hiện song song với bước tẩy da chết. Xông hơi sẽ giúp cho lỗ chân lông nở ra và da sẽ mềm hơn. Nhờ vậy, các hạt tẩy da chết có thể len lỏi vào sâu bên trong để làm bong các lớp tế bào chết hiệu quả hơn.

Xông hơi mặt giúp các lỗ chân lông nở ra
Xông hơi mặt giúp các lỗ chân lông nở ra

Bước 6: Hút dầu, hút mụn

Đây là một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa chăm sóc da cơ bản tại nhà và chăm sóc da cơ bản tại spa. Các chuyên viên sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng đi hút đi mụn đầu đen cùng sợi bã nhờn trên da. Tuy nhiên, với những nốt mụn cứng đầu thì cần phải nặn mụn mới đem lại hiệu quả được nhé.

Sau đó, họ sẽ dùng bông cotton thấm nước cân bằng lau đều lên da theo hướng từ trong ra ngoài. Bắt đầu từ cánh mũi tới hai má và tương tự với phần cằm và trán. Rồi đắp khăn lạnh phủ lên mặt khoảng 3 phút nhằm sẽ khít lỗ chân lông.

Hút mụn, bã nhờn là một trong những khác biệt của các bước chăm sóc da cơ bản tại nhà và tại spa
Hút mụn, bã nhờn là một trong những khác biệt của các bước chăm sóc da cơ bản tại nhà và tại spa

Bước 7: Massage mặt

Chuyên viên sẽ kết hợp massage mặt cùng với dầu. Công đoạn này không chỉ cực kỳ thư giãn mà nó còn kích thích các mạch máu lưu thông tốt hơn. Từ đó kích thích sự tăng sinh của collagen. Đồng thời, giúp các dưỡng chất được đẩy sâu vào bên trong nhằm cấp ẩm sâu và ngăn ngừa hình thành nếp nhăn.

Tuy nhiên, massage mặt với dầu chỉ nên áp dụng với các da không mụn hoặc rất ít mụn thôi. Bởi da mụn tiếp xúc với dầu có thể gây bít tắc lỗ chân lông làm trầm trọng tình trạng của mụn. Ngoài ra, việc massage có thể gây vỡ nốt mụn, thậm chí là dẫn tới viêm nhiễm.

Massage mặt với dầu giúp thư giãn, săn chắc da
Massage mặt với dầu giúp thư giãn, săn chắc da

Bước 8: Đắp mặt nạ

Mỗi spa sẽ có những loại mặt nạ cùng giá tiền riêng. Đó có thể là mặt nạ dạng rửa, mặt nạ giấy hoặc mặt nạ thạch có thể dễ dàng lột bỏ khi khô lại.

Căn cứ vào tình trạng da:mụn, thâm, xỉn màu, khô, mất nước,…mà bạn sẽ được đắp một loại mặt nạ phù hợp. Thời gian đắp mặt nạ cũng chỉ kéo dài 15 – 20 phút. Điều này đảm bảo cho mặt nạ phát huy được tác dụng mà không làm khô hay tổn thương da.

Xem thêm Hướng dẫn 4 cách chăm sóc môi sau khi phun đảm bảo lên chuẩn màu

Chuyên viên spa sẽ lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với tình trạng da
Chuyên viên spa sẽ lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với tình trạng da

Bước 9: Điện di

Điện di là kỹ thuật sử dụng hơi nóng từ máy điện di đưa tinh chất thấm sâu vào bên trong da. Tuy nhiên, có nhiều spa, bước điện di lại thuộc gói chăm sóc da nâng cao. Với gói chăm sóc da cơ bản thì chuyên viên sẽ chỉ sử dụng serum thoa lên da bằng tay.

Điện di giúp tinh chất thẩm thấu vào da sâu hơn
Điện di giúp tinh chất thẩm thấu vào da sâu hơn

Bước 10: Thoa kem dưỡng/ kem chống nắng là bước chăm sóc da cơ bản cuối cùng tại spa

Kết thúc một liệu trình chăm sóc da mặt cơ bản tại spa là thoa kem dưỡng để khoá ẩm lại trên da. Nếu bạn đi spa vào ban ngày thì sẽ có thêm bước kem chống nắng.

Thoa kem dưỡng và kem chống nắng là bước chăm sóc da cơ bản cuối cùng tại spa
Thoa kem dưỡng và kem chống nắng là bước chăm sóc da cơ bản cuối cùng tại spa

Trên đây là các bước chăm sóc da cơ bản tại nhà các bước chăm sóc da cơ bản tại spa. Hy vọng chị em cảm thấy hữu ích. Học viện thẩm mỹ quốc tế SCI chúc các chị em luôn xinh đẹp và có một làn da khoẻ mạnh.


Có 0 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Chia sẻ ngay :

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Tim-hieu-cac-loai-hinh-spa-pho-bien-hien-nay
Tìm hiểu các loại hình spa phổ biến hiện nay để làm đẹp cho bản thân
Hiện nay nhu cầu làm đẹp của hội chị em ngày càng tăng cao. Do đó kéo theo sự xuất hiện của các loại...
1-Spa-vua-hoc-vua-lam-Hinh-thuc-dao-tao-mang-lai-hieu-qua-cao
Spa vừa học vừa làm có hiệu quả? Nên lựa chọn thế nào
Spa vừa học vừa làm là  giải pháp được  nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả tuyệt vời và tiết kiệm thời...
1-Nghe-spa-co-thu-nhap-on-dinh
Mặt trái của nghề spa - bạn cần biết những góc khuất nếu muốn làm nghề
Trái với sự hấp dẫn và thu hút, nghề spa cũng tồn tại những mặt trái mà bạn cần phải biết trước khi quyết...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x